Gốm Đông Á chuyên sản xuất: 

- Gạch cổ ốp tường, gạch gốm lát nền, ốp tường. Cung cấp gạch men hồ bơi, men trang trí, ngói các loại, đá trang trí, sỏi....

- Bàn ghế, các sản phẩm nội ngoại thất bằng GFRC - Bê tông sợi, các sản phẩm sân vườn ( GFRC Rurniture , Concrete furniture and lanscape garden)

 - Nhận thi công các công trình nội ngoại thất.

 - Đặc biệt: Sản xuất  các sản phẩm theo yêu cầu thiết kế của mỗi công trình. 

 - Tel: 028. 38.973.488 - 38.973.486 - 38.973.484   Hotline: 0913.123.123

 - Đại lý phân phối Miền Bắc: Gốm Đá Việt, số 10B Cát Linh, Đống Đa, Hà nội. ĐT; 024.37.379120, 0912.103.043

Tư tưởng Phật giáo qua nghệ thuật gốm sứ

Tư tưởng Phật giáo qua nghệ thuật gốm sứ

Những sản phẩm gốm sứ gia dụng xinh xắn, tinh xảo có niên đại nghìn năm đã thể hiện một phong cách sống nho nhã, không có chỗ cho sự phàm ăn tục uống Gốm sứ Việt Nam là những sản phẩm gia dụng phổ biến và đặc trưng của người xưa, đến nay các sản phẩm gốm sứ đã trở thành những tác phẩm ng…



Những sản phẩm gốm sứ gia dụng xinh xắn, tinh xảo có niên đại nghìn năm đã thể hiện một phong cách sống nho nhã, không có chỗ cho sự phàm ăn tục uống

Gốm sứ Việt Nam là những sản phẩm gia dụng phổ biến và đặc trưng của người xưa, đến nay các sản phẩm gốm sứ đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao nhờ tính thời đại, tính hữu dụng, và tính thẩm mỹ tinh tế. Gốm sứ gắn liền với đời sống và phong tục của một xã hội lấy đạo Phật di dưỡng tinh thần từ ngàn đời nay.

 


Cuộc sống hướng về các giá trị chân – thiện – mỹ của thế hệ người Việt từ xưa đến nay trở nên lịch thiệp quý phái, tinh tế mà giản dị, họ cầm cái bát cái đĩa trên tay mà như hứng một đóa hoa đang nở. Những sản phẩm gốm sứ gia dụng xinh xắn, tinh xảo có niên đại nghìn năm đã thể hiện một phong cách sống nho nhã, không có chỗ cho sự phàm ăn tục uống trong xã hội Việt từ thời Lý – Trần, đó là thời điểm Phật giáo là Quốc giáo, và những giáo lý Phật pháp giúp con người tiết chế sự ham thích trong năm điều: ăn uống, ngủ nghỉ, danh lợi, tiền bạc.
 

 
Ngày nay, những sản phẩm sứ mỹ nghệ, những cổ vật bằng gốm sứ đã trở thành những món quà ngoại giao lan tỏa tâm hồn cốt cách Việt đến bạn bè năm châu quốc tế, gốm sứ Việt Nam đang có giá trị tương xứng với tài năng và tâm hồn nhiều thế hệ nghệ nhân Việt Nam. 
 
Sống trong xã hội từng ngày đô thị hóa, hiện đại hóa, với tâm nguyện được giữ lại cái đẹp tinh tế bình dị của văn hóa dân tộc, nhiều nghệ nhân làm gốm đã lặng lẽ phục hồi những giá trị ấy trên những sản phầm gốm sứ bằng tất cả tài hoa, tâm hồn và tình cảm của người Việt Nam.
 
Để có thể cho ra một sản phẩm gốm hoàn mỹ, công đoạn vẽ đã khó, nung gốm càng khó khăn hơn. Các sản phẩm gốm được nung trong nồi gang với nhiệt độ từ 800 - 850 độ C, trong vòng 5 - 6 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, trong quá trình nung phải điều chỉnh nhiệt độ thay đổi sao cho phù hợp với từng thời điểm. Có thể giá trị vật chất của các sản phẩm này không cao nhưng giá trị lao động nghệ thuật thì rất lớn. Sản phẩm gốm đắt hay rẻ là phụ thuộc vào các họa tiết trên sản phẩm ấy kinh tế đến đâu chứ không phải lượng vàng hóa lỏng được dùng để vẽ nhiều hay ít.
 
Bởi vậy, những tuyệt tác nghệ thuật có niên đại hàng ngàn năm ấy đến nay vẫn có khả năng đánh thức giác quan của con người, không chỉ bằng những hình dáng hoa văn độc đáo tinh xảo, mà còn với những nền văn hóa văn minh nổi tiếng trên thế giới được thổi hồn vào tác phẩm. Một trong những nền văn hóa đó là Phật giáo – một nền giáo dục trí tuệ đã đồng hành cùng giá trị nhân văn trong đời sống tinh thần người Việt từ lâu đời.
 

 
Mọi chân lý của đạo Phật được thể hiện qua từng đường nét của bức tượng Quán Âm Sái Thủy thuộc thương hiệu Hải Đồ Cổ. Qua đây, ta thấy được Quán Thế Âm Bồ tát thường hiện diện trong tâm trí mọi thế hệ người Việt với những biểu tượng phong phú: nhành sen trắng trên tay biểu tượng cho tâm từ sáng trong thanh khiết, một nhành liễu mềm mại để Ngài ban trải giọt cam lộ xoa dịu nỗi đau khổ của nhân sinh tượng trưng cho hạnh nhẫn nhục, vì giọt cam lộ đã biểu lộ của sự từ bi, còn bình đựng trên tay người tượng trưng cho giới luật thanh tịnh nghiêm minh, cũng giống như một chiếc bình sạch mới đựng được nước cam lộ mát ngọt, thì người tu Phật cần giữ được giới luật thanh tịnh mới có thể nuôi dưỡng được tình thương yêu.
 
Bởi vậy đức Phật mới dạy Giới luật là người Thầy thứ hai của phật tử sau khi Ngài nhập Niết Bàn. Giới luật như hàng rào ngăn chặn con người không tự hủy hoại bản thân, cùng như không làm tổn hại đến cuộc sống vật chất và tinh thần của người khác.
 

 
Với những người bước đầu học Phật, chỉ cần họ giữ cho ý nghĩ, lời nói, việc làm của mình không làm tổn thương đến mọi người, đó đã là biểu hiện đầu tiên của sự từ bi. Bởi tâm từ là giúp người thêm vui, tâm bi là giúp người bớt khổ. 
 
Con người vẫn còn luân hồi tái sinh ở cõi người mới cần hướng đến Tam Bảo để lãnh hội mưa Pháp từ bi và trí tuệ. Cũng tương tự hình tượng ba con rồng đang vật lộn quần thảo dưới chân Đức Quán Âm chính là tượng trưng cho những tầng lớp mọi thời đại trong nhân sinh đang đấu đá lẫn nhau để giành vị thế tốt nhất, mà vẫn chưa thể vượt qua được khổ đau và luân hồi. Nhưng khi giọt nước Pháp vị từ bình sái tịnh của Bồ tát chảy xuống đầu con rồng trên cùng và lọt xuống con rồng ở giữa rồi con ở dưới cùng, thì chúng lại sống hòa hợp và yêu thương nhất.
 
Có thể nói, điểm nhấn ấn tượng nhất của bức tượng chính là sự sáng tạo nghệ thuật bên dưới chân Đức Quán Âm Bồ tát để tạo ra tam long hỗn chiến, thay cho đài sen theo truyền thống. Nét thú vị ở đây là cấu trúc bên trong ba đầu rồng thông suốt nhau, để giọt nước tí tách bên trong tạo nên âm hưởng mang lại sự yên bình cho giác quan.
 

 


Một tác phẩm tâm linh tiêu biểu khác là Liên hoa hiệp chưởng: Theo tinh thần Phật giáo, hai bàn tay chắp lại trước ngực biểu thị lòng tôn kính, sự tập trung tư tưởng, thiền định, nhất tâm, tán dương và ca ngợi. Chắp tay có ý nghĩa dung hợp các phạm trù đối lập, biểu tượng thật tướng của vũ trụ vạn pháp, tìm về với bản nguyên chân diện mục của pháp giới.
 
Nếu chắp tay mà tâm tĩnh tại, không tán loạn, thiền định, dẹp bỏ mọi tạp niệm, quán tưởng Như Lai, thấy được vạn pháp dung thông, bất nhị ấy đã là chứng nhập vào cảnh giới Niết Bàn.
 
Như vậy, có thể thấy, khi bạn có thể cảm nhận thấy cái đẹp, cuộc sống của bạn sẽ không còn sự nhàm chán, buồn tẻ, hay bực mình nữa. Đạo Phật ra đời để mang lại an lạc, hạnh phúc cho nhân sinh. Vậy nên vẻ đẹp của Phật giáo được lưu giữ trong nghệ thuật gốm sứ của dân tộc Việt Nam quả thật là sự kết hợp hài hòa và bền lâu, chừng nào người Việt Nam vẫn còn trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống.                                                                                            

Diệu Hòa

Cty chuyên sản xuất và cung cấp: Gach co | Da op lat | Gach gom trang tri | Gach lat san vuon